Tạo Nét Sang Trọng Cho Bề Mặt Inox
Bề mặt inox được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng nội thất với vẻ đẹp và tính chất chống ăn mòn đặc biệt. Để tăng thêm giá trị và tạo điểm nhấn cho sản phẩm inox, việc sử dụng các kỹ thuật đánh bóng và đánh sọc hairline là một điều quan trọng. Inox Lực Thiên tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu với hai phương pháp này, giúp mang đến cho bề mặt inox sự hoàn thiện và độc đáo.
Đánh Bóng Inox và Đánh Sọc Hairline Inox
Inox Lực Thiên không chỉ cung cấp dịch vụ đánh bóng inox mà còn chuyên sâu trong kỹ thuật đánh sọc hairline inox. Hai phương pháp này đều có những đặc điểm riêng biệt:
- Đánh Bóng Inox:
- Tạo ra bề mặt inox sáng bóng, mịn màng và gương.
- Phù hợp cho các sản phẩm đòi hỏi vẻ ngoài lịch lãm và sang trọng như đồ nội thất, vật dụng gia đình, hay sản phẩm công nghiệp cao cấp.
- Đánh Sọc Hairline Inox:
- Tạo ra các đường vân sọc đều trên bề mặt inox.
- Tạo điểm nhấn độc đáo và thẩm mỹ cho sản phẩm, che đi các vết trầy xước nhẹ.
- Thích hợp cho thiết kế nội thất, thiết bị công nghiệp và các ứng dụng yêu cầu sự sang trọng, đặc biệt là trong không gian có thiết kế hiện đại và sang trọng.
Quy trình đánh bóng Inox tại Lực Thiên
Bước 1: Chuẩn bị và làm sạch bề mặt inox
- Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và các tạp chất khác trên bề mặt inox bằng cách sử dụng dung dịch tẩy hoặc dung dịch làm sạch phù hợp.
- Rửa sạch bề mặt để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và làm khô.
Bước 2: Mài và đánh bóng sơ bộ
- Sử dụng máy mài và các loại giấy nhám có độ hạt khác nhau để loại bỏ các vết trầy, vết ố trên bề mặt inox.
- Đánh bóng sơ bộ bằng cách sử dụng các chất đánh bóng và bông đánh bóng.
Bước 3: Đánh bóng chính
- Sử dụng các chất tẩy và bóng đánh cao cấp kết hợp với máy móc chuyên dụng để đánh bóng inox.
- Thực hiện đánh bóng theo các độ nhám khác nhau để tạo ra bề mặt sáng bóng, mịn màng như mong muốn.
Bước 4: Rửa và làm sạch bề mặt
- Rửa sạch bề mặt inox để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn lại từ quá trình đánh bóng.
- Làm khô bề mặt inox bằng vải mềm, tránh để lại dấu vân hay bụi.
Bước 5: Bảo dưỡng và bảo quản
- Áp dụng các chất phủ bảo vệ hoặc chất tạo bóng để giữ cho bề mặt inox sáng bóng và ngăn ngừa sự oxy hóa.
Quá trình đòi hỏi kỹ thuật, sự cẩn thận và công cụ chuyên nghiệp để đảm bảo bề mặt inox đạt được độ bóng và mịn màng tối ưu.
Liên hệ chúng tôiInox bóng gương là gì? Đặc điểm của Inox bóng gương.
Inox bóng gương là loại thép không gỉ sau khi được sản xuất hoàn thiện sẽ đem đi ủ bóng đến mức 800 grit (8K). Ở giai đoạn ủ bóng này, người thợ sẽ sử dụng các loại hóa chất và các thiết bị đánh bóng inox chuyên dụng như sáp đánh bóng, máy đánh bóng Hairline, lơ đánh bóng và các loại nỉ đánh bóng để giúp bề mặt Inox đạt độ bóng tiêu chuẩn.
Vật liệu để sản xuất Inox trắng gương vẫn là các loại inox quen thuộc như Inox 304, Inox 201, Inox 316. Trong đó, Inox 304 được ứng dụng phổ biến nhất vì chúng có khả năng chống gỉ sét vượt trội hơn Inox 201, Inox 316. Bên cạnh đó, Inox 304 còn có khả năng tạo hình rất tốt.
Inox tráng gương thông thường được sản xuất thành dạng tấm hoặc cuộn. Loại tấm inox có độ dày từ 0.8 – 3.0mm thường được ứng dụng nhiều nhất.
Inox bóng gương hiện nay được sản xuất có rất nhiều màu sắc như trắng, vàng, bạc, đen,…Trong đó hai loại được ứng dụng phổ biến nhất là inox bóng gương vàng và inox bóng gương trắng.
Ưu điểm của Inox bóng gương
Inox gương vẫn sở hữu những ưu điểm vượt trội của chất liệu Inox, bao gồm:
Chống ăn mòn: Inox bóng gương sẽ không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các hóa chất có tính ăn mòn cao như axit.
Chống gỉ sét: Inox có khả năng chống oxy hóa cực tốt. Do đó, bạn không cần lo về vấn đề vật liệu này sẽ bị gỉ sét sau khi sử dụng trong thời gian dài ở bất cứ điều kiện thời tiết nào.
Dễ gia công: Inox có khả năng tạo hình cực tốt mà không cần gia nhiệt. Do đó, khi thực hiện gia công inox bóng gương sẽ vô cùng dễ dàng.
Dễ vệ sinh, lau chùi: với đặc tính không gỉ và bề mặt láng bóng, inox bóng gương rất dễ lau chùi, vệ sinh.
Ứng dụng của inox bóng gương
Nhờ vào những vẻ đẹp sang trọng cùng với các đặc điểm lý tính nổi trội trên, inox bóng gương 8k được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như:
- Thiết kế bảng hiệu, chữ inox trên bảng quảng cáo
- Thiết kế thang máy
- Thiết kế đồ nội thất như tủ bếp, bàn sofa, vách ngăn phòng
- Ứng dụng làm tấm ốp tường, ốp trần nhà quán bar, phòng karaoke
- Sản xuất thiết bị y tế, đồ đựng thực phẩm: nhờ vào khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn tốt.
Inox xước được xem là một sự đột phá trong ngành vật liệu trang trí. Bởi loại Inox này mang đến vẻ đẹp độc đáo, phá cách và mới mẻ. Trong bài viết này, cùng khám phá khái niệm, quy trình sản xuất và các loại inox xước được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay nhé!
Inox xước là gì?
Inox xước là sản phẩm Inox có bề mặt xước mịn đồng đều nhau như sợi tóc. Các nhà sản xuất thường chế tạo ra thành dạng tấm hoặc cuộn. Inox xước còn có tên gọi khác là Inox sọc, Inox hairline.
Về các đặc tính lý hóa, Inox xước cũng như các loại Inox thông thường như độ bền cao, chống gỉ tốt, chịu được nhiệt độ cao, chống ăn mòn và có khả năng tạo hình dễ dàng. Inox sọc với bề mặt độc đáo ra đời nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn trong thiết kế ở nhiều lĩnh vực và hạng mục khác nhau.
Quy trình sản xuất của Inox xước
Inox xước được làm từ những tấm/cuộn inox thông thường. Để có được thành phẩm, cần phải trải qua 3 bước sau đây để có được thành phẩm, cụ thể là:
Bước 1: Dùng giấy nhám để mài thô
Dùng giấy nhám có độ hạt 60 để chà lên bề mặt tấm inox thường. Sau đó, sử dụng giấy nhám có độ hạt 80 và 120 lần lượt xử lý lại bề mặt để giúp tăng độ mịn.
Bước 2: Mài tinh
Sử dụng giấy nhám có độ mịn 180 và 240 đẻ xóa đi những vết xước hằn sau cũ và tạo thành những vết xước mới mảnh và mịn hơn.
Bước 3: Đánh bóng sọc
Sau khi trải qua bước 2, bề mặt của inox đã xước khá mịn. Tuy nhiên, để sản phẩm hoàn thiện hơn, ta cần mài thêm bằng loại giấy nhám có độ hạt 320 và 400 để giúp các vết xước mịn hơn và đồng đều hơn. Cuối cùng, ta sử dụng nỉ đánh sọc inox chuyên dụng và đánh ở tốc độ từ 1,200 – 1500 vòng/phút đánh lại một lần nữa để mịn hơn.
Các loại Inox xước phổ biến trên thị trường hiện nay
Inox xước trắng
Đây là sản phẩm được ứng dụng phổ biến nhất trong các dòng sản phẩm inox xước. Loại inox này không cần trải qua quá trình mạ màu.
Inox xước vàng
Inox sọc vàng là loại inox mạ màu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Với vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, mẫu inox này được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất như vách ngăn cnc, bàn ghế sofa,chữ quảng cáo,…
Inox xước đen
Inox hairline đen được mạ màu đen, mang vẻ đẹp độc đáo. Inox đen thường được ứng dụng trong sản xuất chữ inox trên biển hiệu quảng cáo, cửa cổng,…
Vai trò của bảng quy cách tấm Inox
Giúp khách hàng dễ lựa chọn: Trên bảng quy cách sẽ thể hiện các số liệu về bề dài, bề rộng, bề dày của các mẫu tấm Inox của một cửa hàng có. Do đó, bảng quy cách sẽ giúp khách hàng lựa chọn kích thước vật liệu nhanh chóng hơn.
Giúp phân biệt sản phẩm inox chất lượng: Ứng với mỗi loại vật liệu sẽ có cách tính khối lượng khác nhau. Do đó, tham khảo bảng quy cách sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được chất lượng, phân loại của Inox thông qua khối lượng.
Cách lập bảng quy cách nhanh chóng cho tấm Inox
Thành phần của một bảng quy cách sẽ bao gồm độ dài, độ rộng, độ dày và khối lượng. Trong đó, 3 thông số chiều dài ta có thể đo được dễ dàng bằng thước và khối lượng của vật liệu cần sử dụng công thức tính toán.
Ta có công thức để tính khối lượng Inox như sau:
m=D.V
Trong đó:
m là khối lượng của tấm inox
V là thể tích của tấm inox = dài * rộng * dày
D là khối lượng riêng của loại inox. Ứng với mỗi loại Inox sẽ có từng khối lượng riêng khác khau.
Sau đây là bảng quy cách của tấm inox 304. Vì đã biết được khối lượng riêng của inox 304 là 7.93 g/cm3. Do đó ta có thể dễ dàng lập được một bảng quy cách thông qua công thức mà chúng tôi đã cung cấp bên trên. Từ đó, bạn cũng có thể dễ dàng tự lập cho mình một bảng quy cách mà không cần đến cửa hàng cung cấp.
1000x1000mm | 1200x1000mm | 1500x1000mm | |
0.3mm | 2.4 | 2.9 | 3.6 |
0.4 mm | 3.2 | 3.8 | 4.8 |
0.5 mm | 4.0 | 4.8 | 5.9 |
0.6 mm | 4.8 | 5.7 | 7.1 |
0.7 mm | 5.6 | 6.7 | 8.3 |
0.8 mm | 6.3 | 7.6 | 9.5 |
0.9 mm | 7.1 | 8.6 | 10.7 |
1.0 mm | 7.9 | 9.5 | 11.9 |
1.1 mm | 8.7 | 10.5 | 13.1 |
1.2 mm | 9.5 | 11.4 | 14.3 |
1.5 mm | 11.9 | 14.3 | 17.8 |
1.8 mm | 14.3 | 17.1 | 21.4 |
2.0 mm | 15.9 | 19.0 | 23.8 |
2.5 mm | 19.8 | 23.8 | 29.7 |
3.0 mm | 23.8 | 28.5 | 35.7 |
3.5 mm | 27.8 | 33.3 | 41.6 |
Inox được biết đến là hợp kim có khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn cực tốt và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất nội thất,…. Vậy liệu bạn có biết các đặc tính của Inox được tạo nên từ nguyên tố nào không? Cùng Inox Lực Thiên tìm hiểu trong bài viết dưới dây nhé!
Tính chất và vai trò của các nguyên tố tạo nên Inox
Tính chất và vai trò của Carbon
Carbon (C) là nguyên tố quan trọng không thể thiếu trong việc chế tạo nên vật liệu Inox. Carbon có vai trò giúp Inox có khả năng chịu ăn mòn tốt, tăng độ bền, độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ Carbon lớn hơn 10% thì sẽ khiến cho hợp kim mất đi độ thẩm mỹ, độ bóng mượt và tính ánh kim vốn có của Inox.
Tính chất và vai trò của Niken
Niken (Ni) là nguyên tố giúp cho Inox có độ bền cơ học và có độ dẻo dai hơn so với các kim loại khác. Bên cạnh đó, Niken còn có khả năng giúp cho Inox có khả năng chịu được các hợp chất axit. Đặc biệt, Niken còn là thành phần khiến cho inox giảm đi khả năng từ tính so với kim loại sắt.
Tính chất và vai trò của Mangan
Mangan (Mn) là nguyên tố cần rất ít trong hợp kim Inox (chưa đến 0,8%) nhưng lại khá quan trọng. Bởi vì Mangan có thể giúp Inox tăng độ bền, độ cứng và giảm bớt tác dụng phụ có hại của các chất phụ gia khác như lưu huỳnh (S).
Tính chất và vai trò của Crom
Crom (Cr) là nguyên tố giúp cho Inox có khả năng chống oxy hoá, chống gỉ sét, chống ăn mòn hóa vật lý, hóa học. Do đó, Crom là nguyên tố quan trọng không thể thiếu trong thành phần của Inox.
Tính chất và vai trò của Nitơ
Nitơ (N) là nguyên tố phụ trong thành phần tạo nên Inox. Nitơ tuy có nhược điểm là sẽ tạo nên hiện tượng bề mặt của Inox xuất hiện nhiều vết mòn dạng rỗ sau khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, nếu các loại Inox có tỷ lệ Carbon cao (tức là loại Inox này sẽ bị giảm sức bền) thì Nitơ sẽ là thành phần giúp tăng sức bền đáng kể cho Inox. Các loại Inox có tỷ lệ Carbon cao thường trong thành phần cấu tạo cũng sẽ có Nitơ.
Tính chất và vai trò của Lưu huỳnh
Lưu huỳnh (S) là nguyên tố không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, khả năng chịu lực của Inox. Tuy nhiên, nguyên tố này lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp bảo vệ được Inox trong quá trình luyện kim. Bởi trong quá trình luyện kim, nhiệt độ của lò sẽ lên đến hơn 1100 độ C và sẽ khiến thép trở nên rất giòn và dễ dẫn đến gãy, đứt.
Tính chất và vai trò của Silic
Đối với các loại inox thì thường phải có nguyên tố Silic (Si) để tăng cường độ chống oxy hoá, chống mài mòn và vẫn đảm bảo được sức bền của vật liệu.
Tính chất và vai trò của Molypden
Molybden (Mo) là nguyên tố có vai trò giúp inox chống mòn dạng rỗ và chống hình thành kẻ nứt trên bề mặt. Ngoài ra, Molypden còn có khả năng giúp cho Inox chống ăn mòn bởi Clorua.
Trên đây là tổng hợp các tính chất và vai trò của các thành phần nguyên tố tạo nên hợp kim Inox. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Nếu bạn có như cầu mua các sản phẩm inox như tấm inox, cuộn inox, tấm inox, gia công tấm cuộn,… hãy liên hệ với Lực Thiên để nhận tư vấn và báo giá nhé!
+ Nhận đơn hàng và lên kế hoạch giao hàng hàng ngày.
+ Xuất hóa đơn bán hàng, phiếu giao hàng trên phần mềm.
+ Nhập số liệu bán hàng và mua hàng vào phần mềm kế toán.
+ Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho Kế toán tổng hợp.
+ Theo dõi công nợ và đốc thúc thu hồi công nợ.
+ Theo dõi nhập xuất tồn, lên kế hoạch nhập hàng theo nhu cầu của Phòng kinh doanh bán lẻ.
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ.
+ Hỗ trợ các công việc văn phòng khác.
+ Hỗ trợ Kế toán tổng hợp.
Inox Lực Thiên nhận gia công đánh sọc inox hairline, No.4 chất lượng, chuyên nghiệp với giá cả rẻ nhất thị trường. Giúp sản phẩm tăng tính thẫm mỹ cũng như giá trị sử dụng.
Đánh xước hairline, No.4 là một trong những công đoạn quan trọng của quá trình gia công inox. Giúp hoàn thiện và xử lý bề mặt kim loại. Công đoạn này quyết định tính thẫm mỹ của sản phẩm, cũng như giá trị sử dụng của chúng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về dịch vụ gia công đánh xước inox tại bài viết này nhé.
Dịch vụ gia công đánh sọc inox
Đánh sọc inox cũng là một công đoạn xử lý bề mặt trước khi hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, bề mặt thô của sản phẩm sau quá trình đánh này sẽ có dạng vết xước, hairline, No.4 chứ không phải là bề mặt bóng như dạng đánh bóng.
Tại sao phải đánh sọc hairline, No.4 inox
Trong nhiều lĩnh vực, để có thể tăng cường ứng dụng của inox, bắt buột phải xử lý đánh xước hariline, No.4 thay vì gia công đánh bóng inox. Giúp tăng giá trị thẫm mỹ với từng đường sọc hairline, giúp năng suất cao hơn, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm. Những lĩnh vực hay sử dụng hình thức gia công này thường là nội thất, ngoại thất, xây dựng, lương thực, thực phẩm.
Quy trình gia công đánh sọc inox
Quá trình đánh xước hairline inox tại Thanh Phát trải qua 3 công đoạn chính. Cụ thể:
- Giai đoạn mài thô: Loại bỏ phần thô ở bên ngoài bề mặt
- Giai đoạn mài tinh 1: Giúp bề mặt xước mịn cơ bản
- Giai đoạn mài tinh 2 : Giúp bề mặt xước mịn, đều, đẹp, bề mặt đồng đều.
Loại nhám sử dụng trong gia công đánh sọc inox là các loại nhám xanh PQ Starcke P320, P400. Giúp cho sản phẩm có độ xước hairline tốt nhất.
Công ty đánh sọc inox chất lượng tại TPHCM
Là một đơn vị gia công đánh sọc hairline, No.4 inox sắt thép hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Inox Lực Thiên chuyên nhận đánh sọc inox hairline, No.4 theo yêu cầu của khách hàng trên các sản phẩm khác nhau. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết bề mặt gia công đẹp, mịn, sọc hairline đều, đúng với yêu cầu của khách hàng, với giá rẻ nhất thị trường.
Liên hệ chúng tôiCắt tấm Inox theo yêu cầu ngày nay phổ biến rất rộng rãi trên nước ta, công nghệ cắt Inox tấm bằng máy cắt công nghiệp tự động có thể cắt mọi vật liệu cứng như sắt, đồng, inox, nhôm… với độ dày lên đến 12mm.
Nhu cầu cắt kim loại Inox và Sắt ngày càng nhiều , điều này khiến các đơn vị gia công mọc lên như nấm trên cả nước. Đặc biệt là tại TP.HCM. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị khiến họ phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đa dạng độc đáo và phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Ưu điểm của máy cắt tấm inox tại Inox Lực Thiên là: tốc độ cắt nhanh, chính xác và cắt được hầu hết các kim loại, không gây biến dạng vật liệu, tạo vết cắt đẹp không bị cứng, không bị hư hỏng vật liệu…
Hiện nay có rất nhiều đơn vị gia công cắt inox giá rẻ trên địa bàn TP.HCM và cả nước, với nhiều dịch vụ đa dạng độc đáo thích hợp với mọi nhu cầu của bạn. Nổi bật nhất tại TP.HCM là công ty công ty Lực Thiên, được đánh giá là một trong những đơn vị gia công cắt tấm uy tín có chất lượng nhất hiện nay. Một số dịch vụ chủ yếu tại công ty Lực Thiên là:
- Cắt các loại inox SUS 201, 304, 316 theo yêu cầu
- Cắt inox tấm SUS 304 khổ 1200mm, 1500mm, 1000mm
- Inox tấm nhám chống trượt 304, 201